*Bạn đang ở web phiên bản desktop. Quay lại phiên bản dành cho mobilex

Chân Quang

Giới tính: Nam

Thượng toạ Thích Chân Quang, thế danh Vương Tấn Việt, nghệ danh Chân Quang, giảng sư
Phật học, học vị Tiến Sĩ Luật Học, viện chủ Thiền Tôn Phật Quang - BRVT là một tu sĩ trí
thức yêu nước cũng đồng thời là một giảng Sư uyên bác, đã có trên 35 năm hành đạo thuyết
pháp với hơn 2000 bài giảng về các đề tài thực tiễn trong đời sống xã hội, tu học: Tâm Lý
Đạo Đức, Nhân Quả Công Bằng, Đạo Đức Trong Nghệ Thuật… v.v. Điều đáng ngạc nhiên
hơn là trong nhà tu hành ấy lại mang tâm hồn của một nghệ sĩ. Từ thủa thiếu thời đã sáng tác
nhiều tác phẩm âm nhạc như: Đóa Hoa Tuổi Thơ, Quan Thế Âm… và tính đến nay, Thượng
tọa đã sáng tác hơn 150 tác phẩm. Với cái nhìn sâu sắc và đầy tính nhân văn của một tu sĩ, các
ca khúc của Thượng tọa là sự hòa quyện nhuần nhuyễn từ những triết lý sâu xa của đạo Phật
được kết hợp với âm nhạc hiện đại thể hiện ra là những ca từ rất gần gũi dễ cảm thụ người
nghe.
Các tác phẩm được nhiều ca sĩ thể hiện trên các sân khấu lớn như: NSND Tạ Minh Tâm,
NSƯT Hồng Vy, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, nghệ sĩ Đình Nguyên, ca sĩ Huỳnh Lợi, ca sĩ Nam
Khánh, ca sĩ Tùng Dương, ca sĩ Triệu Lộc, ca sĩ Ngọc Mai… và các nhạc sĩ hòa âm: NS Bảo
Phúc, NS Trịnh Đình Viêm, NS Nguyễn Minh Châu, NS Duy Cường, NS Trần Vũ, NS Trần
Mạnh Hùng…
Những sáng tác luôn đa dạng về âm hưởng , trang nghiêm trong lễ hội Phật Giáo hay mượt mà
trong tình yêu quê hương đất nước: Ánh Sáng Phật Về, Theo Mẹ Lên Núi – Theo Cha Xuống
Biển, Đại Việt Oai Hùng, Nghìn Năm Thăng Long, Nghĩ Về Người Lính Đảo Xa… các bài
hát tươi vui dùng trong sinh hoạt tập thể của thanh niên thiếu niên: Áo Trắng Sân Trường,
Cuộc Sống Vui, Lòng Biết Ơn, Em Sẽ Trồng… Các ca khúc về mùa xuân, về tình yêu thế
giới… Qua đó, tình yêu quê hương đất nước, yêu đạo pháp, thiên nhiên, yêu nhân loại… cũng
dần dần nhẹ nhàng tự nhiên mà thấm vào lòng người.
Ngoài ra, Thượng toạ còn góp phần đổi mới nghi lễ tụng niệm của Phật giáo khi ‘khoác chiếc
áo mới’ cho những bài kinh tụng. Vẫn là từng lời pháp âm mà Đức Phật truyền dạy, nhưng đã
được Thượng tọa viết lại bằng ngôn ngữ thuần Việt, dễ hiểu, hơn nữa còn được kết hợp cùng
âm nhạc hiện đại. Nhờ vậy, đạo lý được mọi người tụng đọc trong sự hiểu rõ, trong niềm xúc
động, trong không khí trang nghiêm và đầy tính nghệ thuật.
Ca khúc Phật Giáo:
- Từng Ngày Con Nhớ Phật, Người Đã Đến, Phật Là Tất Cả, Về Nương Tựa Phật, Phật Về
Như Trong Cơn Mơ, Mái Chùa Yêu Thương, Vesak Thiêng Liêng, Về Chùa Nghe Em, Lời Phật
Dạy, Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc…
Ca khúc về tình yêu thế giới:
- Chung Một Niềm Đau, Trái Đất Ngôi Nhà Chung – Our Earth Home, Thế Giới Nhỏ Bé -
Small World, Thế Giới Thanh Bình, Loài Người Thương Nhau, Thế Giới Ngày Mai…
Ca khúc về tình yêu quê hương đất nước:
- Tổ Quốc Việt Nam, Về Đền Hùng, Bát Ngát Quê Hương, Quê Hương Nhiệm Mầu, Về
Làng Sen Thăm Bác, Đi Giữa Hà Nội, Non Nước Mênh Mông, Máu Thắm Da Vàng, Ánh Trăng,
Con Về Với Núi Với Sông,…
Ca khúc về người Chiến Sĩ:

- Dòng Máu Anh Hùng, Khúc Tưởng Niệm, Chốn Đảo Bình Yên, Nhớ Người, Rất Thương
Anh, Nếu Không Có Người, Ai Biết…
Ca khúc về tình Thầy Trò:
- Theo Dấu Chân Thầy, Thầy Về, Bóng Tùng Mãi Mãi, Thương Đệ Tử, Tình Thầy Bao
La, Người Thầy Của Tôi…
Ca khúc cho tuổi trẻ:
- Đóa Hoa Tuổi Thơ, Áo Trắng Sân Trường, Người Thương Người, Gửi Theo Con, Trĩu
Nặng Ơn Đời, Niềm Hi Vọng, Gieo Rắc Những Niềm Vui, Đi Đến Vô Biên, Lời Nào Cho Em...
Ca khúc về tình yêu thiên nhiên:
- Rừng Ơi, Xin Yêu Thương Dòng Sông, Em Sẽ Trồng, Tiếng Mưa Rơi, Khúc Hát Mưa
Rơi…
Ca khúc về mùa xuân:
- Xuân Hòa Bình, Vì Đâu Ta Có Mùa Xuân, Hoa Xuân Tươi Thắm, Mỗi Năm Hoa Đào
Nở, Nắng Xuân Về Rồi, Xuân An Vui, Xuân Quỳ Lại Phật, Cõi Phật Cõi Xuân…
Kinh Nhạc Phật Giáo:
- Lạy Phật Sám Hối, Lời Khấn Nguyện, Tôn Kính Phật, Chant Of Karma Law, Kinh Nhật
Tụng, Vì Đạo Thiêng, Kinh Từ Bi Sám Hối…